Muốn kinh doanh đậu phụ cần phải làm thế nào?



Những lưu ý khi bắt đầu kinh doanh đậu phụ


Lượng khách hàng lớn, dễ làm, dễ đầu tư, làm đậu phụ để bán là ngành kinh doanh hấp dẫn với nhiều người. Nhưng để kinh doanh thuận lợi, phát triển về lâu dài, bạn phải có những định hướng và kế hoạch cụ thể. Bài viết này sẽ giúp bạn có những định hướng rõ ràng trước khi bắt tay vào kinh doanh đậu phụ:

Thứ nhất: Xác định thị trường và đối thủ cạnh tranh trong đó phân đoạn thị trường, chọn phân khúc khách hàng là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra cần biết được đối thủ cạnh tranh của mình là ai và những nhà cung cấp nguyên vật liệu ở đâu.

Thứ hai:  Xác định các hướng kinh doanh cụ thể: vốn, địa điểm, sản phẩm và giá là những yếu tố quan trọng, bạn sẽ bán ở mức giá nào, bán ở đâu và sẽ đầu tư bao nhiêu.

Dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn phân tích kỹ hơn các yếu tố kinh doanh đậu phụ như đã nêu ở trên.

Xác định thị trường


1. Khách hàng


Trước hết, hãy nhắm xem mình định phục vụ nhóm khách hàng nào, có đặc điểm ra sao. Nếu “chiếc bánh” đã có quá nhiều người chia thì cách an toàn hơn là chọn chiếc bánh khác.

1.1 Nhóm khách hàng địa phương, kinh doanh nhỏ lẻ

Kinh doanh đậu phụ quy mô hộ gia đình, ngày chỉ làm mấy cân đậu thì nhóm khách hàng phục vụ chỉ trong phạm vi nhỏ, phố xóm quen biết nhau, mua hàng phần vì tiện lợi, phần vì tin tưởng. Kinh doanh đậu phụ quy mô hộ gia đình sản xuất nhỏ chủ yếu phục vụ khách địa phương, mua vì tiện lợi và tin tưởng

1.2 Nhóm khách hàng thu nhập trung bình và cao, kinh doanh quy mô lớn

Táo bạo hơn, nếu bạn muốn kinh doanh lớn, bán ở các cửa hàng thực phẩm lớn, các siêu thị với mức giá cao hơn nhưng đảm bảo hơn về mặt thương mại thì phải xác định rằng nhóm khách hàng này rất khó tính, yêu cầu cao từ thẩm mĩ đến chất lượng.


Kinh doanh đậu phụ tại nhà



Bù lại, hệ thống phân phối rộng tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sẽ giúp sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến hơn: đậu phụ CÓ THƯƠNG HIỆU chứ không phải chỉ là thanh đậu phụ được bán tràn lan ở các chợ.

Muốn bán được ở những hệ thống lớn thì bạn cũng cần đầu tư lớn, nhân công, máy móc đều phải chuyên nghiệp và đạt chuẩn an toàn. Vì lợi nhuận cao đi kèm rủi ro lớn nên nhóm khách hàng này không phải ai cũng dám chọn.

Bán ở siêu thị hay chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch sẽ được giá hơn nhưng cũng đòi hỏi đầu tư nhiều hơn

1.3 Nhóm khách hàng là các nhà hàng, quán ăn, buôn sỉ

Không nhỏ lẻ như kinh doanh đậu phụ tại hộ gia đình, cũng không táo bạo như doanh nghiệp lớn, bạn có thể chọn hướng đi an toàn và cho khả năng lợi nhuận cao hơn – đó là nhập sỉ cho các nhà hàng.

Bạn vẫn có thể bán lẻ tại gia một ít nhưng hãy chào mời các nhà hàng, quán ăn trong khu vực với giá sỉ tốt để họ lấy đậu của bạn chế biến. Các quán ăn luôn cần nguyên liệu và bạn hãy là nhà cung cấp nguyên liệu – đậu phụ – cho họ.  Nhà hàng và các quán ăn, đầu mối sỉ là nguồn khách hàng ổn định và lâu dài.

2. Đối thủ cạnh tranh


Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng! – Bạn có thể không hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình đến từng chân tơ kẽ tóc nhưng ít nhất cũng sẽ biết được đậu phụ họ bán có ngon không, khách mua hàng tại nhà có đông không chứ.

Đối thủ có thể là nhà làm đậu phụ kế bến, là người cũng bán đậu ở chợ hay đó là những doanh nghiệp nổi tiếng về đậu phụ trên thị trường. Biết đối thủ, biết họ mạnh chỗ nào mà tránh, chọn đường ngách họ chưa đi, làm tốt những thứ họ chưa tốt, cái họ tốt còn làm tốt hơn nữa thì bạn sẽ sớm trở thành đối thủ mà họ cần dè chừng. Chọn nhóm khách hàng nào thì phải xác định rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai.

3. Nhà cung cấp


Nhà cung cấp ở đây là những người cung cấp nguyên liệu, máy móc để bạn làm ra được những thanh đậu phụ tươi mát, thơm ngon. Có thể nói là nhóm quyết định đầu vào như thế nào.

3.1 Nhà cung cấp nguyên liệu

Trước hết, về nguyên liệu làm đậu phụ – đậu nành. Khách hàng rất dị ứng với những thông tin về thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc vì vậy, bạn cần chọn nguồn cung cấp đậu nành uy tín, đảm bảo an toàn. TUYỆT ĐỐI KHÔNG HAM LỢI NHUẬN nhập hàng không rõ nguồn gốc, không đạt chất lượng. Chọn nguyên liệu ngon và sạch là yếu tố hàng đầu để kinh doanh lâu dài

3.2 Nhà cung cấp máy móc


Giới thiệu công ty SAKA


Về phần máy móc làm đậu phụ, tùy theo số vốn của mình, bạn có thể lựa chọn mua máy móc nhỏ lẻ hoặc dây chuyền làm đậu phụ chuyên nghiệp. Hãy chọn nhà cung cấp máy thực phẩm uy tín, bảo hành đầy đủ để được hỗ trợ tốt nhất.

Dây chuyền sản xuất đậu phụ gồm máy xay đậu nành 2HP + Nồi nấu sữa đậu nành 40L + Máy ép đậu phụ có giá khoảng 22 triệu đồng. Hãy liên hệ với công ty SAKA bạn sẽ được tư vấn chi tiết về mức đầu tư và dây chuyền sản xuất phù hợp nhất.

Xác định hướng kinh doanh cụ thể

1. Vốn


Ưu điểm của kinh doanh đậu phụ nằm ở chỗ bạn không cần đầu tư quá nhiều cho một không gian trưng bày. Nếu bán tại nhà, để sạch sẽ bạn có thể đặt hàng một tủ inox có kính và bánh xe để trưng bày như các cửa hàng bán bánh mì, bán xôi chè. Về nguyên liệu, giá đậu nành không đắt và mua sỉ thì giá còn thấp hơn.

Chi phí nhân công: nếu làm quy mô nhỏ như hộ gia đình bạn sẽ cần phải có khoảng 2-4 người. Hiện nay, với sự trợ giúp của máy móc thì số lượng nhân công giảm xuống chỉ còn 1-2 → giảm chi phí nhân công.

Nếu gặp khó khăn trong tiền vốn, ban đầu bạn chỉ cần mua một chiếc máy xay đậu nành làm đậu phụ, qua thời gian, để tăng năng suất và đỡ vất vả hơn thì sắm thêm các máy khác.  Hãy dựa vào định hướng kinh doanh để quyết định số vốn đầu tư; vốn ít đầu tư ít rồi mở rộng dần!

2. Sản phẩm và định giá


Ngoài việc bán sản phẩm chủ đạo là đậu phụ, bạn đừng bỏ qua cơ hội kiếm thêm tiền nhờ những sản phẩm từ đậu nành khác như: sữa đậu nành, tào phớ, bã đậu. Nguồn lợi từ những sản phẩm này không đùa được đâu! Một cốc sữa đậu nành rẻ một chút thì có giá 5000 – 6000 đồng, ở các quán đồ ăn thậm chí là 10.000 – 15.000 đồng; tào phớ nước đường cũng được các gánh hàng rong cũng bán 5000/ ly rồi!

Ngoài ra bạn nên đa dạng hóa sản phẩm bằng cách chiên đậu lên để bán đậu chiên sẵn. Bởi số lượng người mua đậu về chiên để làm món khác rất nhiều nên chiên sẵn rất dễ bán, lại bán được với giá cao hơn.

3. Địa điểm bán


Bán lẻ cho các hộ gia đình:

Nếu lựa chọn bán lẻ là chủ đạo mà nhà bạn lại ở đường chính, đông người qua lại thì rất tuyệt. Gần chợ cũng là lựa chọn không tồi vì đây là nơi buôn bán tấp nập. Một phương án khác cho những người kinh doanh đậu phụ ở các vùng quê đang phát triển là có thể bán cạnh các khu công nghiệp dệt may, dày da. Vì công nhân đa phần là nữ lại làm hết ngày nên khi tan làm tiện đường mua đồ sẽ nhiều hơn.

Bán buôn

Đối với các mối buôn, thuận tiện là bạn không cần đến địa điểm khang trang nhưng cần chú ý đến khâu bảo quản và vận chuyển vì đơn hàng thường có sẵn từ trước.

Lưu ý:

  • Bán lẻ cần chú trọng đến địa điểm; bán buôn cần quan tâm đến việc giao hàng
  • Đậu phụ không để lâu dưới nhiệt độ thường được vì dễ bị chua, khi chưa sử dụng ngay hoặc ngâm vào nước lạnh hoặc phủ tấm vài màn lên, che chắn ruồi bọ.

4. Các chương trình khuyến mại


Miếng đậu bán 2.000 lời là bao mà còn khuyến mại? Không đùa đâu, bạn đang nghe đúng đấy. Đến gói mì tôm 3.500 đồng mua cả thùng còn có lúc được tặng cái đèn Trung Thu thì sao bạn không lấy khuyến mại làm lợi thế cho mình chứ.

Việc khuyến mại không diễn ra thường xuyên nhưng nếu có, ắt hẳn sẽ là một điểm thu hút đặc biệt bởi trước nay có mấy người bán đậu phụ mà khuyến mại đâu. Chẳng hạn bạn có thể đưa ra chương trình mua 5 thanh đậu tặng 1 túi nước đậu vào một dịp đặc biệt nào đó ví dụ như ngày nóng nhất trong mùa hè, mua 5 thanh đậu tặng 1 thanh đậu hoặc túi nước đậu... Dù ít hay nhiều thì khuyến mãi vẫn là thứ mà khách hàng ưa thích

Kết luận: Làm giàu từ kinh doanh đậu phụ – Không vội được đâu!


Nghe vẽ vời về cơ hội kinh doanh, lãi lời dễ dàng hẳn khiến bạn bừng bừng khí thế và sẵn sàng bắt tay ngay vào kinh doanh đậu phụ luôn đúng không? Chậm đã, không vội được đâu! Kỹ thuật làm đậu không khó, vốn đầu tư ban đầu không cao nên bạn dễ dàng bắt đầu kinh doanh đậu phụ nhưng ý tưởng chỉ là ý tưởng, hiện thực hóa nó và thành công thì đâu phải dễ.

Tính ra lời trên một thanh đậu không đáng là bao, thời gian đầu còn phải lấy công làm lãi để có động lực mà tiếp tục vì thế, nếu có ế ẩm buổi ban đầu cũng đừng nản lòng thoái chí nhé, ăn nhau về sau!

Ít ai thành công mà chưa từng trải qua thất bại nên có lỗ thì cũng là chuyên thường thôi. Bạn hãy kiên trì thực hiện theo những dự định ban đầu và điều chỉnh cho thích hợp với tình hình cụ thể, ngày đẹp trời sẽ nhanh đến.

Nhưng, quan trọng nhất là đừng để lợi nhuận che mờ con mắt và nhân cách của bạn. Chỉ có một sản phẩm tốt, buôn bán có tâm thì mới tồn tại lâu dài.